Kính thiên văn Hubble tìm thấy một thiên hà phát sáng kỳ lạ từ phía sau tinh vân tối

Đến hẹn lại lên, thêm một bức ảnh ấn tượng nữa vừa được Kính viễn vọng Không gian Hubble gửi về Trái đất, cho thấy một thiên hà bị ẩn một phần bởi đám mây bụi khổng lồ gọi là tinh vân tối.

Thiên hà này có tên IC 4633, tỏa sáng rực rỡ và đẹp mắt ở trung tâm của hình ảnh. Tuy nhiên nếu nhìn xuống phía dưới bên phải, bạn có thể thấy những vệt bụi tối màu đang chặn luồng ánh sáng từ một phần của thiên hà.

Hình ảnh được chụp bằng hệ thống Camera khảo sát nâng cao (Advanced Camera for Surveys ACS) của Hubble, kết hợp dữ liệu thu thập từ thiết bị DECam trên Kính viễn vọng Víctor M. Blanco, đặt tại Chile. Bằng cách tổng hợp dữ liệu từ Hubble trên không gian và DECam dưới mặt đất, các nhà thiên văn học đã có được cái nhìn rõ hơn về IC 4633, hiện đang nằm cách chúng ta 100 triệu năm ánh sáng và bị bụi tối che khuất một phần, nhưng vẫn tỏa sáng cực kỳ rực rỡ.

Chủ thể của hình ảnh này là thiên hà xoắn ốc IC 4633, nằm cách chúng ta 100 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Apus. IC 4633 là thiên hà đang trong thời kỳ kiến tạo, nơi hoạt động hình thành sao diễn ra cực kỳ sôi động và mạnh mẽ. Đặc biệt, thiên hà này còn chứa đựng một nhân thiên hà đang hoạt động ở lõi của chính nó. Theo quan điểm của các nhà khoa học, IC 4633 nghiêng chủ yếu về phía Trái đất, giúp chúng ta có được cái nhìn tương đối rõ về hàng tỷ ngôi sao bên trong nó.
Chủ thể của hình ảnh này là thiên hà xoắn ốc IC 4633, nằm cách chúng ta 100 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Apus. IC 4633 là thiên hà đang trong thời kỳ kiến tạo, nơi hoạt động hình thành sao diễn ra cực kỳ sôi động và mạnh mẽ. Đặc biệt, thiên hà này còn chứa đựng một nhân thiên hà đang hoạt động ở lõi của chính nó. Theo quan điểm của các nhà khoa học, IC 4633 nghiêng chủ yếu về phía Trái đất, giúp chúng ta có được cái nhìn tương đối rõ về hàng tỷ ngôi sao bên trong nó.

Đây là một thiên hà nhộn nhịp, bận rộn, với sự hình thành sao đang diễn ra mạnh mẽ và chứa đựng một trung tâm sáng được gọi là hạt nhân thiên hà đang hoạt động. Do IC 4633 có định hướng nghiêng về phía Trái đất, chúng ta có thể nhìn thấy khá rõ ràng hình dạng xoắn ốc đặc trưng của nó. Các thiên hà xoắn ốc có xu hướng đối xứng, vì vậy có thể suy luận rằng phần dưới cùng bên phải của thiên hà đang bị che khuất bởi thứ gì đó vì khu vực ít sáng hơn hẳn, rất có thể là một tinh vân tối.

Các nhà khoa học tin rằng đám mây bụi chặn tầm nhìn là một phần của khu vực hình thành sao có tên là Chamaeleon và nó ở gần chúng ta hơn nhiều so với thiên hà mà nó chặn. Chamaeleon nhiều khả năng chỉ cách chúng ta 500 năm ánh sáng, tức là ở gần Trái đất hơn nhiều so với IC 4633.

Khi quan sát trong phần ánh sáng khả kiến của quang phổ, cùng bước sóng mà mắt người nhìn thấy (còn được gọi là quang học), những đám mây bụi này có vẻ tối tăm và không có gì đặc biệt. Quả thực, trong nhiều năm, các nhà thiên văn học coi bụi vũ trụ như vậy chỉ là một thành phần gây khó chịu, cản trở hoạt động quan sát của họ. Nhưng trong những năm gần đây, tầm quan trọng của bụi vũ trụ đã được hiểu rõ ràng hơn như một thành phần đóng vai trò then chốt trong các quá trình như hình thành sao.

Bụi khí thậm chí còn trở nên thú vị hơn khi nó được quan sát ở bước sóng hồng ngoại, với các thiết bị giống như được sử dụng trên Kính viễn vọng Không gian hiện đại James Webb. Những thiết bị hoạt động trong vùng hồng ngoại có thể nhìn xuyên qua nhiều lớp bụi để nhìn thấy các cấu trúc bị ẩn giấu, chẳng hạn như lớp vỏ bụi đồng tâm xung quanh các ngôi sao hoặc vòng xoáy bụi trong các thiên hà gần đó.

Chủ Nhật, 28/04/2024 00:55
31 👨 105
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ